Thứ bảy, Tháng mười hai 7, 2024

TP. HCM: KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ DO HT. THÍCH NHỰT HỶ GIẢNG TẠI CHÙA PHƯỚC VIÊN

Sáng ngày 12/11/2023 (29 tháng 9 năm Quý Mão). Tại chùa Phước Viên, số 318, Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh. HT. Thích Nhựt Hỷ đã có buổi thuyết giảng  “Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ”, phẩm thứ 29 “ Nguyện Lực Hoằng Sâu ”.Những điều nói trong phẩm này chính là kết quả của nguyện ba mươi lăm “Nhất Sanh Bổ Xứ” và nguyện ba mươi sáu “giáo hóa tùy ý”. Lời nguyện thứ ba mươi lăm là: Người sanh trong nước ta ắt rốt ráo đạt đến Nhất Sanh Bổ Xứ. Trừ những người do bổn nguyện độ sanh nên mặc giáp hoằng thệ, giáo hóa hết thảy hữu tình khiến họ đều phát tín tâm, hành đạo Phổ Hiền. Tuy sanh trong thế giới phương khác nhưng vĩnh viễn thoát khỏi đường ác”.Phàm người sanh về Cực Lạc nếu chẳng lìa cõi An Dưỡng thì ắt đều đạt đến bậc Nhất Sanh Bổ Xứ. Chỉ có những Bồ Tát phát đại nguyện thù thắng, nguyện sanh vào cõi sanh tử để giáo hóa hữu tình. Bồ Tát cõi ấy tận tai nghe Phật Di Ðà thuyết pháp, liền đem những pháp mình được nghe dạy lại chúng sanh. Vì vậy, pháp họ thuyết ra giống như đức Như Lai đích thân thuyết ra nên cũng giống như là Bồ Tát hiện sư tử hống.Người từ Cực Lạc sanh trở lại cõi này tuy sống trong đời ác Ngũ Trược, thị hiện giống như phàm phu, cũng có sanh tử, nhưng thẳng đến khi thành Phật trọn chẳng đọa ác đạo. Hơn nữa, đời đời, kiếp kiếp thường nhớ túc mạng, chẳng mê muội bản tâm. Các vị Ðại Sĩ cõi Cực Lạc phát khởi những thệ nguyện sâu thẳm đến mức như thế ấy là do Di Ðà bổn nguyện gia hộ oai thần cũng như bản thân họ khéo học theo hạnh của Phật.Bản ý của Phật Di Ðà là nguyện chúng sanh được vãng sanh cõi ấy, đắc đạo Niết Bàn, thảy đều thành Phật. Vị Phật mới thành lại độ chúng sanh. Chúng sanh được độ sẽ lại đều thành Phật rồi lại độ sanh tiếp theo. Vì vậy kinh nói: Tiếp nối dạy dỗ, độ thoát người khác. Lần lượt như thế chẳng thể tính nổi “. Do lần lượt độ thoát nhau như thế nên các Bồ Tát, Nhị Thừa, các loài chúng sanh trong tứ sanh, lục đạo trong mười phương được vãng sanh Cực Lạc, chứng đạo thành Phật chẳng thể tính nổi số”. Ðó là vì số người được vãng sanh đã chẳng thể tính đếm nổi . Nếu có kẻ ngờ rằng mười phương phàm, thánh đều sanh về Cực Lạc thì một cõi như vậy làm sao chứa đựng hết nổi? Chẳng phải như vậy! Cõi nước Cực Lạc thường như nhất pháp, chẳng tăng thêm nhiều”.Chữ “nhất pháp” Phật nói đó ý nghĩa rất sâu, chúng sanh khó thể lãnh hội nổi nên Phật dùng biển cả làm thí dụ để giảng rõ nghĩa ấy. Biển cả ví như Cực Lạc, các dòng nước ví như chúng sanh trong mười phương. Các dòng nước đổ vào biển, biển cả chẳng tăng thêm. Cũng thế, chúng sanh trong mười phương vãng sanh Cực Lạc nhưng số người nơi Cực Lạc cũng chẳng tăng thêm. Hơn nữa, con số các vị Ðại Sĩ cõi ấy lại trở vào uế độ cứu độ quần sanh là vô lượng, nhưng thánh chúng cõi Cực Lạc vẫn chẳng tăng, giảm. Vì thế, nói thường như một pháp, nào có tăng giảm “. Cõi Cực Lạc là lớn vô hạn nhất trong những thứ lớn vô hạn nên vượt ngoài hết thảy số lượng của thế gian vậy. Hơn nữa, kinh này hiển thị cảnh giới sự sự vô ngại chẳng thể nghĩ bàn, thù thắng vi diệu. Do Cực Lạc chính là Hoa Tạng nên rộng hẹp tự tại, một chính là nhiều, nhiều chính là một, dung thông nhiếp thủ lẫn nhau, không thể dùng ngôn ngữ, tư duy thấu triệt nổi!Cực Lạc sở dĩ thật là thù thắng độc nhất “ toàn là do Phật Di Ðà lúc còn tu nhân đã cầu được đại nguyện, trong vô lượng kiếp tích công trữ đức nên mới được thành tựu như thế. Phật Di Ðà đem ân đức vô thượng ấy thí khắp mười phương chẳng có cùng tận. Ân đức của Phật Di Ðà rộng lớn sâu xa khó lòng diễn tả nổi. Dẫu cho thân có trăm miệng, mỗi miệng có trăm lưỡi nói suốt cả kiếp cũng chẳng trình bày hết nổi nên bảo chẳng thể nói nổi “. Ấy là vì đức Phật ấy trụ Chân Thật Huệ nên có thể ban bố cái lợi chân thật khiến cho khắp hết thảy chúng sanh cùng nhập Chân Thật Tế nên ân đức của Ngài chẳng hề cùng tận.

Hình ảnh tại buổi giảng:

Thực hiện: Diệu Thanh – Minh Phát

 

TIN ĐÃ ĐĂNG
Các tin khác