Thứ bảy, Tháng mười hai 7, 2024

Bồ tát

Từ viết tắt của tiếng Phạm  “Bồ ĐềTát Đóa” , ý của Bồ đế là Gíac Ngộ , Tác Đóa có nghĩa là Gíac hữu tình sinh vật và chúng sanh . Phật giáo Đại Thừa cho rằng , với mục tích tu hàng A La Hán Qủa tất nhiên không đủ , cần tu trì Phật Qủa , sẽ đạt đến cảnh giới thành Phật . Nhưng trước khi thành Phật , cần làm Bồ Tát trước , tức là một tự độ tu trì Phật Qủa , một mặt giáo hóa chúng sanh , độ chúng sanh đến bến bờ Cực Lạc . Trong kinh Phật thường nhắc đến và quen thuộc với tín đồ Phật giáo gồm những vị Bồ Tát như : Quan Âm Bồ Tát , Văn Thù Bồ Tát , Địa Tạng Vương Bồ Tát và Di Lạc Bồ Tát

Khác biệt giữa Đại thừa và Tiểu thừa

Hình ảnh Bồ Tát tương tự như A-la-hán, trong đó A-la-hán tập trung vào sự giải thoát cho chính mình còn Bồ Tát thì bổ sung phần giải thoát cho người khác.

Khái niệm Bồ tát đã được tìm thấy trong các kinh Tiểu thừa, nhất là khi nói về các tiền thân của Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Bản sinh kinh). Trong Đại thừa, khi nói đến Bồ Tát, người ta xem đó là tiền thân của các vị Phật tương lai. Đại thừa chia làm hai hạng Bồ Tát: Bồ Tát đang sống trên Trái Đất và Bồ Tát siêu việt. Các vị đang sống trên Trái Đất là những người đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh, hướng về Phật quả. Bồ Tát là người đã đạt các hạnh Ba-la-mật và Phật quả – nhưng chưa nhập Niết-bàn, đã đạt Nhất thiết trí, không còn ở trong Luân hồi, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh. Đó là các vị được Phật tử tôn thờ và đảnh lễ, quan trọng nhất là các vị Bồ Tát Quán Thế Âm (zh. 觀世音), Văn-Thù-Sư-Lợi (zh. 文殊師利), Địa Tạng (zh. 地藏), Đại Thế Chí (zh. 大勢至) và Phổ Hiền

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN ĐÃ ĐĂNG
Các tin khác