Cách gọi tắt của tên gọi “A – La – Hán” , quả vị cao nhất của tu hành trong Phật giáo Tiểu Thừa gọi là quả A La Hán Qủa . Người tu hành đạt được cảnh giới siêu thoát sanh tử , tức là không còn phải chịu sanh tử luân hồi gọi là A La Hán . Trong các chùa Phật giáo Hoa tông thường thấy hình tượng Thập Bát La Hán , sự thật đáng lý chỉ có Thập Lục La Hán . Theo trong Kinh Phật , Đức Phật từng căn dặn 16 người đệ tử của mình sẽ không nhập Niết Bàn , ở thế độ người . Vào thế kỷ thứ II ở nước Sư Tử (Srilanca ngày nay ) tôn giả Khách Hữu đã viết ra bộ (Pháp Trú Ký) ghi chép rõ ràng họ tên 16 vị La Hán , bộ này được Pháp Sư Huyền Trang dịch ra chữ Hán . Họa sĩ đời sau không hiểu vì lý do gì đã vẽ thành 18 vị La Hán . Theo suy luận co lẽ bao gồm Khánh Hữu và Huyền Trang , nhưng khi đặt tên , tuy đặt tên Khánh Hửu thành vị La Hán thứ 17 , nhưng lại trùng lập tên của Vị La Hán thứ 1 thành tên vị La Hán thứ 18 . Đời Tống đã có người chỉ ra sai sót này , nhưng Thập Bát La Hán đã in sâu vào tâm trí người dân
A-la-hán (Chữ Hán phồn thể 阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant; bo. dgra com pa); dịch nghĩa Sát Tặc (殺賊), là “người xứng đáng”hoặc là “người hoàn hảo”theo Phật giáo Nguyên thủy, đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi. Tuy nhiên theo các giáo phái khác trong Phật giáo, thì thuật ngữ này để chỉ những người đã tiến rất sâu trên con đường giác ngộ, cũng thoát được sinh tử luân hồi nhưng chưa hoàn toàn viên mãn, nói cách khác là chưa đạt Phật quả.
Một A-la-hán còn gọi là Hữu dư Niết-bàn (sa. sopadhiśeṣanirvāṇa; pi. savupadisesanibbāna), khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn