Thứ ba, Tháng Một 21, 2025

TP. HCM: KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT – THƯỢNG TỌA THÍCH PHÁP HUỆ THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA PHƯỚC VIÊN

Sáng ngày 08/12/2024 (08 tháng 11 năm Giáp Thìn). Tại chùa Phước Viên số 318 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh. TT. Thích Pháp Huệ đã có buổi thuyết giảng Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Pháp quán 14: Thượng Phẩm sanh quán.Trong phẩm kinh này, Phật dạy về cái nhân tu tập. Nếu có chúng sanh, nguyện sanh về cõi ấy, phát ba thứ tâm, liền được vãng sanh. Những gì là ba? Một là chí thành tâm, hai là thâm tâm, ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Đủ ba tâm, ắt sanh về cõi ấy. Do kẻ ấy tinh tấn dõng mãnh, nên lúc vãng sanh Phật A Di Đà cùng hai Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, vô số Hóa Phật, trăm ngàn Thanh Văn Tỳ Kheo đại chúng, vô lượng chư thiên và cung điện thất bảo đều hiện đến. Khi ấy Quán Thế Âm Bồ Tát bưng đài kim cang, cùng Đại Thế Chí Bồ Tát tới trước hành giả. Phật A Mi Đà phóng đại quang minh chiếu đến thân người vãng sanh, rồi cùng chư Bồ Tát đồng đưa tay tiếp dẫn. Hai vị Đại thánh Quan Thế Âm, Đại Thế Chí lại cùng vô số Bồ Tát đồng thanh khen ngợi, khuyến tấn. Hành giả mục kích cảnh ấy rồi, sanh tâm vui mừng khấp khởi, tự thấy mình ngồi trên đài kim cang, theo sau Phật và Thánh Chúng, trong khoảng khảy ngón tay, sanh về Cực Lạc.Khi đã sanh về cõi kia, lại thấy kim thân của Phật đầy đủ các tướng, chư Bồ Tát sắc tướng cũng cụ túc trang nghiêm; các ánh sáng và rừng báu đều din thuyết pháp mầu. Hành giả nghe xong, liền ngộ vô sanh pháp nhẫn, trong giây phút thừa sự chư Phật khắp mười phương, được thọ ký trước chư Phật, rồi trở về bản quốc, chứng vô lượng trăm ngàn môn Đà La Ni. Đây gọi là thượng phẩm thượng sanh.Về tâm chí thành, “chí” là chơn, “thành” là thật. Đây ý nói người muốn vãng sanh, điểm cần yếu là ba nghiệp thân, miệng, ý, trong khi tu, đều phải từ nơi tâm chân thật mà phát ra, không nên bề ngoài hiện tướng tinh tấn hiền lành, bên trong lại ẩn niệm lơ là giả dối. Nếu đem tâm hư ngụy cẩu thả mà tu, thì dù ngày đêm hành trì bất tuyệt, trạng như lửa đốt đầu, chung qui cũng là hạnh tạp độc. Lại sự chân thật có hai, là tự lợi chân thật và lợi tha chân thật. Tự lợi chân thật là tâm không còn mảy may tham luyến phước báu ngũ dục cõi người cõi trời, ở đời này hoặc đời sau, chỉ tha thiết nguyện sanh về Tây Phương. Trong khi thân l Phật, miệng tụng niệm, ý quán tưởng, cùng tu các hạnh lành, đều phải cung kính chí thành. Lợi tha chân thật là thành thật khen ngợi công đức y chanh ở Cực Lạc, khuyên người tinh tấn tu hành, thấy ai làm được việc lành nhỏ mọn cũng sanh tâm tùy hỉ. Tâm sâu thiết, tức lòng tin hiểu sâu. Tâm này cũng có hai:Hành giả phải tin hiểu sâu chắc mình là kẻ phàm phu tội chướng, từ kiếp vô thỉ đến nay mãi trôi chìm trong vòng lục đạo, gây nên nghiệp ác không lường.Phải tin sâu rằng Phật A Di Đà có nguyện lực rộng lớn, nếu chúng sanh nào thành tâm hệ niệm quy hướng, thì dù có bao nhiêu tội chướng, cũng quyết định sẽ được tiếp dẫn vãng sanh. Tâm hồi hướng phát nguyện là hành giả tu bao nhiêu công đức lành, dù là một chút mảy may nhỏ ít, cũng đều đem hồi hướng cầu sanh về Tây Phương, không một niệm cầu phước báu nhơn thiên chi khác. Phải biết sự an vui nghiêm tịnh ở Cực Lạc còn vượt hơn tam giới rất xa, và được sanh về Cực Lạc thì bao nhiêu hạnh nguyện độ mình, độ người đều sẽ thành tựu một cách chắc chắn.“Lục niệm” là: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên. Đây là sáu niệm của đại thừa, riêng về niệm Thiên tức là nhớ giữ mười nghiệp lành, chớ không phải niệm cầu sanh về cõi trời. Tam Phước được nói trong phần trước, là chánh nhân tịnh nghiệp. Có thể thấy đoạn kinh văn này trong Quán Kinh vô cùng trọng yếu, nhất định phải nhớ kỹ. Tam Phước và Bồ Đề tâm được nói ở đây, Bồ Đề tâm thật sự chẳng dễ dàng.Người thật sự phát nguyện cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, nguyện tâm ấy chính là Vô Thượng Bồ Đề tâm. Vì thế, chỉ cần nhất tâm nhất ý niệm, chớ nên phân biệt, đừng nên chấp trước, cũng chẳng nghĩ đến phẩm vị cao hay thấp. Vì sao? Tưởng những điều ấy đều là vọng tưởng. Thậm chí nhất tâm bất loạn cũng đừng nghĩ tới, chỉ có một câu Phật hiệu cứ niệm miết, đó gọi là “thật thà niệm Phật”. Quý Phật tử chân tâm chân ý cầu sanh Tịnh Độ, thứ gì cũng đều viên mãn trọn đủ. Khi vãng sanh, cảnh giới rất thù thắng, A Di Đà Phật, Quán Âm Thế Chí, và vô số Bồ Tát, Thanh Văn, chư thiên đều đến đón tiếp quý vị. Thế giới Tây Phương ở chỗ nào, không cần biết! Các Ngài đến đón tiếp, ta cũng chẳng cần phải tìm đường, mà cũng chẳng phải tìm phương hướng, tự tại lắm! Vì thế, kinh nói Tây Phương thì Tây Phương rốt cuộc ở nơi đâu? Chớ nên sanh ý niệm ấy, đến lúc đó, Phật sẽ đến tiếp dẫn ta, chẳng thể sai sót được.

Hình ảnh tại buổi giảng:

Thực hiện: Diệu Thanh – Minh Khoa

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN ĐÃ ĐĂNG
Các tin khác