Thứ ba, Tháng Một 21, 2025

TP. HCM: TỌA ĐÀM KHOA HỌC “NI GIỚI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

Sáng ngày 15 tháng 12 năm 2024, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Nữ giới Phật giáo tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới với giáo dục mầm non – hiện trạng và giải pháp” tại Chùa Thanh Tâm (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Chứng minh và tham dự hội thảo có TT.TS.Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký VNCPHVN, Phó Viện trưởng Thường trực HVPGVN TP. HCM; TT.TS.Thích Viên Trí – Phó Trưởng Ban Giáo dục Phật Giáo Trung ương, Phó Viện trưởng kiêm Trưởng khoa Triết học Phật giáo HVPGVN TP. HCM; NS.TS.TN. Như Nguyệt – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ Giới Phật Giáo, Phó Viện trưởng kiêm Trưởng khoa Giáo dục Mầm non HVPGVN TP. HCM; PGS.TS. Lê Hải Đăng – Phó Viện trưởng Viện Thông tin kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Xã hội; NS.TS.TN. Như Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ Giới Phật Giáo, Phó khoa Lịch Sử Phật giáo HVPGVN TP. HCM; NS.TS.TN.Tuệ Liên – Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Nghiên cứu Nữ Giới Phật Giáo, phó khoa Trung Văn HVPGVN TP. HCM; NS.TS.TN. Huệ Hiếu – Thư ký, Thủ Quỹ Trung tâm Nghiên cứu Nữ Giới Phật Giáo; NS.TS.TN.Tâm Hạnh – Sáng lập chủ nhiệm trường Mầm non Bồ Đề Nhí – tỉnh Lâm Đồng; TS.Dương Hoàng Lộc – Giám Đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo – Đạo đức Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. HCM; chư tôn đức thành viên các phân viện, trung tâm thuộc VNCPHVN, chư tôn đức ban giảng huấn, ban điều hành Học viện PGVN TP. HCM, chư vị diễn giả, nhà nghiên cứu cùng chư Ni sinh hiện diện.Phát biểu khai mạc TT.TS.Thích Nhật Từ đã đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy mầm non Phật giáo phát triển, chú trọng đưa các giáo lý Từ bi hỷ xả, chánh niệm, giúp cho các em học sinh phát triển kĩ năng làm việc nhóm, chia sẻ, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của nền giáo dục mầm non của các nước phát triển.Cũng trong phiên khai mạc, NS. TS. Như Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo đã phát biểu, Ni giới được xác định có vai trò đặc biệt bởi họ không chỉ là những người có tâm từ bi, giàu lòng yêu thương, mà còn am hiểu sâu sắc các giá trị đạo đức, nhân văn của Phật giáo. Ni giới có thể mang đến một cách tiếp cận đặc thù trong giáo dục mầm non, dựa trên sự kết hợp giữa giáo lý Phật giáo và các phương pháp giáo dục hiện đại. Với lòng kiên nhẫn và sự tận tâm, các Ni sư đóng góp vào việc tạo ra môi trường giáo dục đầy yêu thương, giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, biết sẻ chia và thấu cảm với cộng đồng xung quanh. Tọa đàm không chỉ khẳng định sự gắn bó giữa Ni giới với giáo dục mà còn lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ trẻ giàu lòng nhân ái, có đạo đức và tinh thần phát triển bền vững.TT. Viên Trí nhận định giáo dục mầm non còn là khoảng trống khá lớn trong hệ thống giáo dục Phật giáo. Cần phải nâng cao tầm quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của Tăng Ni và Phật tử về tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong giáo dục Phật giáo.NS.TS.TN. Như Nguyệt –  Trưởng khoa Giáo dục Mầm non HVPGVN TP. HCM đã đưa ra các mô hình và thực trạng hoạt động của giáo dục mầm non trên cả nước. Tập trung vào Giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng cho các em. Tọa đàm tập trung làm rõ vai trò của Ni giới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Xác định vị trí và nhiệm vụ của giáo dục mầm non, là một bộ phận của giáo dục Phật giáo, chịu trách nhiệm xây dựng con người mới ở giai đoạn đầu tiên. Thông qua hoạt động vui chơi, hướng dẫn sự phát triển toàn diện về các mặt thể, đức, trí, mĩ. Chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho trẻ, bảo đảm trẻ phát triển thể chất điều hoà, có khả năng chống dỡ bệnh tật, tập thói quen vệ sinh. Bồi dưỡng những phẩm chất, tình cảm đạo đức cho trẻ. Phát triển sự chú ý, trí quan sát, tính ham hiểu biết, tư duy ngôn ngữ và hứng thú với các hiện tượng thiên nhiên và xã hội, với kĩ thuật gần gũi, giúp trẻ hiểu và làm được những việc hợp với lứa tuổi. Bồi dưỡng năng khiếu thẩm mĩ. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học trường phổ thông.Phiên 1 gồm 6 chủ đề như “Ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong giáo dục Phật giáo” của diễn giả TT. Thích Viên Trí; “Công tác đào tạo chư Ni và nữ Phật tử khoa Giáo dục mầm non tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. HCM” diễn giả NS. TS. Như Nguyệt (Viên Minh); “Trường mầm non Tịnh Nghiêm: quá trình hình thành và phát triển” của NT. Tịnh Nghiêm; “Từ tâm Oanh Vũ – Ngôi trường Mầm non đầu tiên của 5 tỉnh Tây Nguyên” diễn giả là TKN. Minh Túc – Gia Lai; “Ứng dụng hiểu biết về nhu cầu phát triển tâm lý của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi trong nuôi dạy trẻ tại các cơ sở mầm non Phật giáo” của học giả TS. Lý Thành Tiến, ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương, CN. Nguyễn Thùy Dung. “Thực trạng các trường Mầm non Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh”  học giả TT.TS Thích Minh Thuận.Phiên 2 gồm 3 nội dung như sau: “Tầm quan trọng, ý nghĩa của giáo dục mầm non Phật giáo” do các nhà học giả TS. Dương Hoàng Lộc, NS. Tâm Hạnh, Thanh Truyền…; “Thực trạng phát triển giáo dục mầm non Phật giáo hiện nay” NS. Như Nguyệt (Viên Minh),Trương Thị Ngọc Mai, TKN. Minh Túc-Gia Lai…; “Thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển giáo dục mầm non Phật giáo” (TN. Hoa Đức, TN. Tâm Uyên, TS. Trần Thanh Thủy, PGS. TS. Lê Hải Đăng, TS. Lý Thành Tiến, TS. Dương Hoàng Lộc.

Hình ảnh tại buổi tọa đàm:

 Thường Huệ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN ĐÃ ĐĂNG
Các tin khác